site.tongdai: 1900 2838
Hotline: 0967 339 633 - 0965 98 3773
site.tiengviet
site.tiengviet
site.tienganh

Mô hình bệnh tật kép, nghĩa là trong lúc các bệnh lây nhiễm vẫn đang chiếm tỷ lệ không nhỏ thì nguy cơ cũng như tỷ lệ hiện  mắc các bệnh không lây nhiễm lại khá cao.

Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng ngày càng tăng và đa dạng nhưng mức độ đáp ứng còn chậm không chỉ đối với khu vực kinh tế phát triển hơn mà còn ở cả các vùng nghèo, vùng khó khăn.

Sự mất công bằng trong tiếp cận, sử dụng dịch vụ y tế đang có xu hướng gia tăng.

Hiệu quả của đầu tư cho y tế còn hạn chế, nhiều mục tiêu đã đạt được theo tiến độ, nhiều mục tiêu chưa đạt.

Các cơ sở y tế được đầu tư chưa thật hợp lý và vẫn chậm chuyển đổi trong nền kinh tế thị trường.

Chất lượng dịch vụ còn hạn chế không chỉ do thiếu nguồn lực mà còn do quá trình hoạt động sử dụng các nguồn lực kém hiệu quả.

Năng lực sản xuất, cung ứng, phân phối thuốc còn nhiều bất cập. Giá thuốc trên thị trường thường bất ổn định.

Người dân chưa thực sự tham gia để giải quyết các vấn đề tồn tại của chính cộng đồng mình.

Nhiều chính sách chưa chuyển đổi kịp thời và thiếu sự cam kết một cách mạnh mẽ về tài chính.

Những chiến lược lớn nhằm giải quyết các vấn đề trên

Phát triển và hoàn thiện hệ thống các cơ sở y tế phục vụ sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Đổi mới chính sách tài chính y tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các nguồn tài chính công (bao gồm ngân sách Nhà nước và BHYT), giảm dần hình thức trả phí trực tiếp.

Phát triển nguồn nhân lực y tế. Kiện toàn đội ngũ cán Bộ Y tế cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu và phân bố giữa các lĩnh vực, giữa các vùng miền.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền.

Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước.

Đẩy mạnh xã hội hoá.

Nâng cao hiệu quả thông tin - giáo dục - truyền thông.

Quá trình xây dựng một văn bản chính sách y tế ở Việt Nam

Quá trình xây dựng chính sách y tế ở Việt Nam về cơ bản không khác với các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên cũng có những đặc điểm khá đặc trưng, đó là vai trò lãnh đạo của Đảng, nghĩa là mang màu sắc chính trị rất rõ, hay nói cách khác, đó là sự cam kết chính trị của cấp lãnh đạo xã hội cao nhất, không chỉ ở Trung ương mà cả các địa phương.

Xuất phát điểm của một chính sách thường là những phát hiện về các vấn đề tồn tại trong công tác y tế mà các tài liệu nước ngoài thường gọi là "vấn đề sức khoẻ". Các vấn đề này có thể nhận biết qua phân tích số liệu thống kê khách quan dựa vào bằng chứng và cũng có thể là từ ý chí quyết tâm thực hiện đường lối chính trị nhất quán về công bằng xã hội của Đảng và Chính phủ. Trong khi xây dựng Nhà nước pháp quyền, vai trò của Quốc hội rất lớn. Nhiều chính sách y tế có xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân và được thể hiện qua các đại biểu Quốc hội. Quốc hội cũng đề xuất các nghị quyết, pháp lệnh như một chính sách lớn để toàn dân thực hiện thông qua bộ máy hành chính các cấp.

Thông thường, Bộ Y tế phát hiện các vấn đề tồn tại mà vấn đề này thông thường chỉ riêng ngành y tế không thể giải quyết được, để đề xuất lên Chính phủ, xin phép xây dựng các chính sách. Sau khi có ý kiến tham mưu của các Bộ, ngành liên quan, Chính phủ quyết định cho xây dựng chính sách đó. Nếu chính sách lớn và tổng thể, Ban Bí thư Trung ương Đảng hoặc Bộ Chính trị sẽ quyết định và cho phép xây dựng các văn bản có tính chính sách của Đảng (ví dụ Nghị quyết Đại hội Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá IV năm 1994  hay Nghị quyết 46-NQ/TW của Bộ Chính trị năm 2005). Nếu vấn đề không quá lớn, Chính phủ sẽ ra các văn bản chính sách, hoặc giao cho BYT ra các văn bản chính sách của ngành.

Dựa trên quyết định của Đảng và Chính phủ, các Vụ, Cục của Bộ Y tế, các cơ sở nghiên cứu, các chuyên gia về chính sách và có cả sự tham gia của những người lãnh đạo các ban ngành, các cấp chính quyền địa phương sẽ xây dựng bản dự thảo chính sách dưới dạng các văn bản pháp quy của Chính phủ như: Quyết định, Nghị định, Chỉ thị. Bản dự thảo trên sẽ được Chính phủ, Ban Bí thư hoặc Bộ Chính trị phê chuẩn sau khi có ý kiến của các Bộ, ngành liên quan.

Bộ Y tế sẽ cùng các Bộ, ngành liên quan ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách. Đó là các thông tư liên bộ hoặc thông tư liên tịch có hiệu lực của các quyết định chính sách rất mạnh. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cùng Bộ Y tế triển khai kế hoạch hàng năm, có đảm bảo về tài chính, có sự chỉ đạo thực hiện của UBND địa phương. Trường hợp liên quan tới tổ chức và nhân lực, sẽ có sự tham gia của Bộ Nội vụ trong các thông tư liên bộ. Bộ Y tế ra các văn bản như thông tư, quyết định, chỉ thị, quy chế,  hướng dẫn v.v…

Việc triển khai các chính sách được theo dõi và giám sát bởi cơ quan y tế và các cấp chính quyền địa phương. Qua đây phát hiện các vấn đề tồn tại cần điều chỉnh hàng năm hoặc sửa đổi nội dung các giải pháp ở tầm vĩ mô để trình Chính phủ phê duyệt.

Việc thực hiện chính sách có thể thông qua các chương trình, dự án và cũng có thể dựa trên các hoạt động thường quy trước đó. Sau đây là các quan điểm và một số chính sách lớn về y tế hiện nay.